Bước tới nội dung

Ủy ban Chọn lọc về Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ủy ban Chọn lọc về Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ
Ủy ban Chọn lọc
Đang hoạt động

Thượng viện Hoa Kỳ
Quốc hội khóa 117
Lịch sử
Thành lập19 tháng 5, 1976
Thay thế choỦy ban Giáo hội
Lãnh đạo
Chủ tịchMark Warner (D)
Từ 3 tháng 2, 2021
Thành viên
Xếp hạng
Marco Rubio (R)
Từ 3 tháng 2, 2021
Cấu trúc
Ghế16 thành viên
Đảng pháiĐa số (8)
Thiểu số (8)
Thẩm quyền
Chức năngđể "giám sát và thực hiện các khảo sát liên tục về các hoạt động và chương trình tình báo của Chính quyền liên bang Hoa Kỳ"
Quyền giám sátCộng đồng Tình báo Hoa Kỳ
Ủy ban Hạ viện tương ứngỦy ban Chọn lọc Vĩnh viễn về Tình báo Hạ viện
Trụ sở
211 Tòa nhà Văn phòng Thượng viện Hart
Washington, D.C.
Trang web
intelligence.senate.gov
Quy tắc

Ủy ban Chọn lọc về Tình báo Thượng viện Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Senate Select Committee on Intelligence, đôi khi được gọi là Ủy ban Tình báo hoặc SSCI) được thành lập để giám sát Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ — các cơ quan và văn phòng của chính phủ liên bang Hoa Kỳ cung cấp thông tin và phân tích cho các nhà lãnh đạo của các nhánh hành pháp và lập pháp. Ủy ban được thành lập vào năm 1976 bởi Quốc hội khóa 94.[1]

Ủy ban được "chọn lọc" trong đó thành viên chỉ giữ vai trò tạm thời và sẽ luân chuyển giữa các thành viên của thượng viện.[2] Ủy ban bao gồm 16 thành viên. Tám trong số những ghế đó được dành chủ tịch và thành viên cao cấp của mỗi ủy ban sau:Phân bổ ngân sách, Dịch vụ Vũ trang, Đối ngoạiTư pháp.[3] Trong số những người còn lại, bốn người là thành viên từ phe đa số, và bốn người từ phe thiểu số.[3] Ngoài ra, Lãnh đạo Đa số Thượng viện và Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện là những thành viên dựa chức không bỏ phiếu của ủy ban.[3] Ngoài ra, Chủ tịch và Thành viên Cao cấp của Ủy ban Dịch vụ Vũ trang (nếu chưa phải là thành viên của Ủy ban Tình báo) cũng trở thành thành viên dựa chức.[4]

Là một phần của trách nhiệm giám sát, Ủy ban thực hiện đánh giá hàng năm ngân sách tình báo do Tổng thống đệ trình và chuẩn bị luật cho phép phân bổ ngân sách cho các cơ quan và bộ phận dân sự và quân sự khác nhau bao gồm cộng đồng tình báo. Các thực thể này bao gồm Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia, Cơ quan Tình báo Trung ương , Cơ quan Tình báo Quốc phòng, Cơ quan An ninh Quốc gia, Cơ quan Tình báo-Không gian Địa lý, Văn phòng Trinh sát Quốc gia, cũng như các bộ phận liên quan đến tình báo của Bộ Ngoại giao, Cục Điều tra Lien bang, Bộ Ngân khốBộ Năng lượng.

Ủy ban cũng đưa ra khuyến nghị cho Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện về ủy quyền cho các thành phần liên quan đến tình báo của Lục quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoa Kỳ, Không quân Hoa KỳThủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Ủy ban cũng tiến hành các cuộc điều tra, kiểm toán và thanh tra định kỳ đối với các hoạt động và chương trình tình báo.

Thành viên của ủy ban trong Quốc hội khóa 117

[sửa | sửa mã nguồn]
Đa số Thiểu số
Thành viên dựa chức

Ghi chú:

  1. ^ Angus King là chính khách độc lập họp kín cùng Đảng Dân chủ.
  2. ^ với vai trò Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện
  3. ^ với vai trò Lãnh đạo Đa số Thượng viện
  4. ^ với vai trò Thành viên cao cấp Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện
  5. ^ với vai trò Lãnh tụ Thiểu số Thượng viện

Chủ tịch Ủy ban

[sửa | sửa mã nguồn]
# Tên Đảng Tiểu bang Nhiệm kỳ
1 Daniel Inouye Dân chủ Hawaii 1976–1979
2 Birch Bayh Dân chủ Indiana 1979–1981
3 Barry Goldwater Cộng hòa Arizona 1981–1985
4 David Durenberger Cộng hòa Minnesota 1985–1987
5 David Boren Dân chủ Oklahoma 1987–1993
6 Dennis DeConcini Dân chủ Arizona 1993–1995
7 Arlen Spectre Cộng hòa Pennsylvania 1995–1997
8 Richard Shelby Cộng hòa Alabama 1997–2001
9 Bob Graham Dân chủ Florida 2001
10 Richard Shelby Cộng hòa Alabama 2001
11 Bob Graham Dân chủ Florida 2001–2003
12 Pat Roberts Cộng hòa Kansas 2003–2007
13 Jay Rockefeller Dân chủ Tây Virginia 2007–2009
14 Dianne Feinstein Dân chủ California 2009–2015
15 Richard Burr Cộng hòa Bắc Carolina 2015–2020
16 Marco Rubio

Quyền

Cộng hòa Florida 2020–2021
17 Mark Warner Dân chủ Virginia 2021 – nay

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Snider, L. Britt (2008). The Agency & The Hill: CIA's Relationship with Congress, 1946-2004, Chapter 2 (PDF). CIA Center for the Study of Intelligence. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2008.
  2. ^ Kaiser, Frederick (16 tháng 9 năm 2008). “Congressional Oversight of Intelligence: Current Structure and Alternatives”. Congressional Research Service. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2009.
  3. ^ a b c "Committee on Intelligence" from Riddick's Senate Procedure
  4. ^ “Rules of Procedure” (PDF). U.S. Senate Select Committee on Intelligence. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]